RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Năng lượng | Trang 15 Thứ sáu 17/05/2024 09:41
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
equinor pvn ban ve van de von cong nghe cho cac du an dien gio ngoai khoi viet nam

Equinor, PVN bàn về vấn đề vốn, công nghệ cho các dự án điện gió ngoài khơi Việt Nam

Thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết: Nhằm triển khai nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền về việc hình thành, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo ngoài khơi, trong những ngày cuối tháng Chín vừa qua, đoàn công tác của PVN và Tổng công ty CP Dịch vụ khai thác Dầu khí Việt Nam (PTSC) đã có các buổi làm việc với Equinor tại Thành phố Newcastle, Vương quốc Anh.
kiem tra thong minh nang cao hieu qua hoat dong cua tua bin gio

‘Kiểm tra thông minh’ - Nâng cao hiệu quả hoạt động của tua bin gió

Các thiết bị có giá trị lớn như tua bin điện gió là tài sản cần được kiểm tra, bảo trì chi tiết thường xuyên để đảm bảo chúng hoạt động đầy đủ và tối đa hóa sản lượng năng lượng. Việc thường xuyên được kiểm tra và bảo trì đúng kế hoạch cũng sẽ giúp giảm chi phí dự án, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch thành công. (Tổng hợp của CTV Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
co che dieu chinh bien gioi carbon thach thuc va co hoi cho doanh nghiep viet nam

Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon - Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Sau Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon của EU (CBAM), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v… cũng sẽ áp dụng cơ chế tương tự để thu thuế khí CO2 đối với hàng nhập khẩu. Việc các nước phát triển thực hiện cơ chế này sẽ tác động rất lớn đến một số doanh nghiệp của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. Nhưng đây cũng chính là cơ hội để chúng ta có thể kích hoạt, phát triển thị trường mua bán tín chỉ carbon, cũng như phát triển dự án thu hồi, sử dụng và lưu trữ khí CO2. (Tổng hợp, phân tích của CTV Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
wb de xuat evn trong dau tu cac nguon nang luong tai tao

WB đề xuất EVN trong đầu tư các nguồn năng lượng tái tạo

Ngày 3/10, tại Hà Nội, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Đặng Hoàng An đã tiếp và làm việc với bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam và đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB). Hai bên đã trao đổi về việc thúc đẩy mở rộng các hoạt động hợp tác giữa EVN và WB, trong đó có lĩnh vực năng lượng tái tạo.
muc tieu kep cua eu ve net zero giam gia dien viet nam co the tham khao duoc gi

Mục tiêu kép của EU về Net Zero, giảm giá điện - Việt Nam có thể tham khảo được gì?

Châu Âu nói chung và một số quốc gia Bắc Âu nói riêng hiện đang phải đối mặt với giá điện tăng kỷ lục, đặc biệt là từ sau Lễ Phục sinh và đỉnh điểm vào cuối tháng 7 năm 2023. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về hiện tượng này và giải pháp của EU mà Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm.
tinh hinh dam phan gia dien gio mat troi chuyen tiep cap nhat ngay 210

Tình hình đàm phán giá điện gió, mặt trời chuyển tiếp (cập nhật ngày 2/10)

Cập nhật về tình hình tiếp nhận hồ sơ, kết quả đàm phán, phê duyệt giá điện, ký hợp đồng mua bán điện, nghiệm thu công trình... cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, Tạp chí Năng lượng Việt Nam dẫn lại số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cập nhật sáng ngày 2/10/2023 để bạn đọc tham khảo.
gia dien viet nam nhin lai de dinh huong lo trinh moi cho tuong lai

Giá điện Việt Nam - Nhìn lại để định hướng lộ trình mới cho tương lai

Kết quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục báo lỗ hơn 29.000 tỷ đồng, mặc dù giá điện bán lẻ đã được tăng 3% kể từ ngày 4/5/2023. Vậy, nguyên nhân nào mà EVN tiếp tục thua lỗ và tiếp tục đề xuất tăng giá điện? Phân tích, nhận định của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
nang luong nhat ban ky 59 xung quanh viec xa nuoc da qua xu ly tu fukushima

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 59]: Xung quanh việc xả nước (đã qua xử lý) từ Fukushima

Cuối tháng 8 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu xả nước đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển. Nước đã xử lý được lưu trữ trong khoảng 1.000 bể chứa, dự kiến các bể ​​sẽ đầy vào mùa hè đến mùa thu năm nay, vì vậy, quốc gia này bắt đầu xả nước ra biển. Quyết định xả ra biển dựa trên các dữ liệu khoa học và sau khi được IAEA phê duyệt. Trong các cuộc khảo sát quan trắc nước biển sau đó, các chỉ số đo được quá nhỏ nên không phát hiện vấn đề gì. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã phản đối hoạt động này của Nhật Bản.
tu du an thu giu luu tru co2 tomakomai nhat ban de xuat chinh sach cho viet nam

Từ dự án thu giữ, lưu trữ CO2 Tomakomai (Nhật Bản) - Đề xuất chính sách cho Việt Nam

Bài báo dưới đây của TS. Phùng Quốc Huy - Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương (APERC) viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ giới thiệu chi tiết về quá trình thực hiện dự án trình diễn công nghệ thu giữ, lưu trữ carbon (CCS) Tomakomai (thuộc tỉnh Hokkaido, Nhật Bản) và tiềm năng áp dụng công nghệ này nhằm giảm phát thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện, cũng như các nhà máy công nghiệp nặng tại Việt Nam. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
he thong tram sac xe dien su dung nang luong tai tao o viet nam sau buoc khoi dau

Hệ thống trạm sạc xe điện sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam - Sau bước khởi đầu

Hiện nay, tốc độ tăng trưởng và phát triển của thị trường xe điện trên thế giới, cũng như Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, trở thành xu hướng tất yếu cho cuộc sống xanh, giao thông xanh. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn điện từ nhà máy điện truyền thống như nhiệt điện than, khí để cung cấp cho trạm sạc xe điện thì bản chất vẫn là dùng nhiên liệu hóa thạch, chưa thể đáp ứng triệt để mục tiêu của Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải (Quyết định số: 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022).
thuy dien khong dung nuoc trien vong moi cua cong nghe tich nang

Thủy điện ‘không dùng nước’ - Triển vọng mới của công nghệ tích năng

Thủy điện tích năng không còn xa lạ trong ngành năng lượng, nhưng công nghệ thủy điện không dùng nước lại là cách tiếp cận mới, độc đáo. Nó biến những quả đồi bình thường thành những ‘cục pin tích năng’ khổng lồ, như dự án RheEnergise của Anh Quốc hiện đang thực hiện. (Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
nhung sua doi can co de viet nam xuat khau dien gio ngoai khoi sang singapore

Những sửa đổi cần có để Việt Nam xuất khẩu điện gió ngoài khơi sang Singapore

Liên danh PTSC - Sembcorp đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khảo sát vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm thu thập các dữ liệu cần thiết để triển khai công tác đầu tư, phát triển dự án điện gió ngoài khơi, xuất khẩu sang Singapore. Cùng với đó, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ một số nội dung liên quan đến chủ trương xuất khẩu điện từ Việt Nam sang Singapore. Dưới đây, Tạp chí Năng lượng Việt Nam tóm tắt nội dung báo cáo để bạn đọc tham khảo.
du an thu giu luu tru co2 tomakomai nhat ban va tiem nang ap dung tai viet nam

Dự án thu giữ, lưu trữ CO2 Tomakomai (Nhật Bản) và tiềm năng áp dụng tại Việt Nam

Bài báo dưới đây của TS. Phùng Quốc Huy - Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương (APERC) viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ giới thiệu chi tiết về quá trình thực hiện dự án trình diễn công nghệ thu giữ, lưu trữ carbon (CCS) Tomakomai (thuộc tỉnh Hokkaido, Nhật Bản) và tiềm năng áp dụng công nghệ này nhằm giảm phát thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện, cũng như các nhà máy công nghiệp nặng tại Việt Nam. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
solis gioi thieu san pham moi tai thi truong liban

Solis giới thiệu sản phẩm mới tại thị trường Liban

Solis - nhà sản xuất biến tần năng lượng mặt trời lớn thứ ba trên thế giới vừa tổ chức hội thảo kỹ thuật tại Liban. Sự kiện này đã làm nơi gắn kết khách hàng nhiệt tình và các chuyên gia trong lĩnh vực. Đây là một cơ hội Solis thể hiện sự cam kết với sự đổi mới và việc thúc đẩy tương tác với khách hàng, cũng như giới thiệu các sản phẩm và tính năng mới hấp dẫn, hứa hẹn sẽ thay đổi cách hoạt động của thị trường năng lượng mặt trời tại Liban.
mot so cau hoi con bo ngo trong chuyen doi nang luong cong bang

Một số câu hỏi còn bỏ ngỏ trong ‘chuyển đổi năng lượng công bằng’

Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là một trong những cơ chế tài chính cao cấp nhất được thiết kế để chuyển tiền từ các nền kinh tế giàu có sang một số nước đang phát triển, hướng tới mục đích loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Năm 2021, Nam Phi đã ký thỏa thuận đầu tiên và hiện nay đã có một số quốc gia khác đang bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra chậm chạp và đầy rủi ro chính trị. Câu hỏi đặt ra là: Liệu những kế hoạch “hoàn hảo” như vậy có đủ toàn diện, hiệu quả và kịp thời để biến cam kết thành hiện thực? (Tổng hợp của CTV Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Trang trước Trang tiếp
Phiên bản di động